Tập tạ nặng có ảnh hưởng tới cú đấm của võ sĩ?

Tập tạ có thể giúp bạn sở hữu một body đẹp, săn chắc nhưng trên thực tế nó không đảm bảo tăng lực cho cú đấm và đối với một võ sĩ chuyên nghiệp thì không ai mong muốn điều này. Có rất nhiều người đang lầm tưởng, nâng tạ càng nặng thì cánh tay, bàn tay càng có lực, cú đấm sẽ càng mạnh. Lý do là gì hãy cùng chúng tôi lật mở từ từ và thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Trong thi đấu không chỉ mạnh mà còn phải nhanh!

Như một thói quen và cũng là nguyên tắc khi tập tạ, khi đã chinh phục được mức tạ đó, chúng ta sẽ tăng khối lượng tạ. Khi tập tạ bạn phải bỏ ra vài giây để tập trung sức mạnh trước khi nâng tạ. Nhưng trong boxing hay muay thái thì vài giây chuẩn bị là điều xa xỉ.

Lúc lên sàn đấu, phải đấm càng nhanh càng mạnh càng tốt. Phải tâp trung ra đòn thật nhanh, độ sát thương càng cao thì khả năng chiến thắng càng gần. Các môn võ cần tập trung tốc độ như boxing, muay thái, MMA thì việc đẩy tạ nặng không giúp được nhiều trong việc tung cú đấm nhanh.

 

Hãy biết nâng tạ đúng cách

Nâng tạ sẽ hạn chế tốc độ cũng như sức bền của võ sĩ, có thể khiến các cơ trở nên cứng nhắc, dễ bị đuối sức. Đây là một quan niệm rất phổ biến. Nhưng trên thực tế càng nhiều cơ bắp, xương càng chắc thì sẽ cho ra đòn đánh càng mạnh. Vấn đề nằm ở chỗ bạn đã tập tạ đúng cách hay chưa.

Nhiều người tập boxing chọn tập theo giáo án “drop set”, tức là đẩy tạ ở mức cực nặng nhưng ít lần, giảm xuống mức tạ nhẹ hơn nhưng tập nhiều lần. Như vậy vừa xây dựng được cơ bắp lại không sợ mất tốc độ khi thi đấu.

Lực đấm không đến từ cơ bắp?

Cú đấm mạnh không chỉ phụ thuộc vào đôi tay, đôi tay có nhiệm vụ dẫn toàn bộ lực từ các nhóm cơ khác dồn vào nắm đấm và trả cho đối phương. Bởi thế, thay vì tập cho cơ tay to thật to bạn hãy đảm bảo rằng chúng đủ nhanh, gọn để chạm vào đối thủ.

Một đôi tay có khả năng giật nhả tốt, nhanh nhẹn tốt hơn nhiều một đôi tay cơ bắp đầy ụ. Nhưng không có nghĩa bạn đánh giá thấp cơ  bắp, vì kích thước cơ bắp đối với lực tạo ra từ toàn thân là rất lớn. Lực toàn thân tạo ra giống như hệ thống ống nước, khi các nguồn từ vai, lưng, chân,… tạo ra được một lực đủ mạnh tương đương lưu lượng nước lớn thì đôi tay cần phải có cơ bắp để truyền tải toàn bộ lực bị dồn nén đó tới đối thủ. Vừa phải tập cơ bắp to đủ dùng lại vừa phải tập được sự nhanh nhẹn, linh hoạt.

Lực đấm đảm bảo độ sát thương

Để có được cú đấm mạnh, đủ để sát thương đối phương thì ngoài sức mạnh thể chất bạn cần phải có kỹ thuật. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác là góc đánh, độ chính xác, căn thời gian ra đòn. Những người mới tập boxing hay muay Thái thương quan tâm đến sức mạnh đơn thuần hơn là các kỹ thuật điêu luyện như võ sĩ chuyên nghiệp.

Nếu có thời gian luyện tập bạn nên tập trung nhiều vào phát triển kỹ thuật hơn là dồn tất cả vào thể lực. Tập với bóng 2 đầu, bóng tốc độ để có thể rút ra phương pháp chiến đấu cho riêng mình. Tập các môn võ như Boxing, MMA, Muay Thái cần phải có những cú đấm nhanh, gọn, sắc bén với lượng cơ bắp tương đối. 

>>> Tham khảo các dụng cụ tập boxing, hỗ trợ thi đấu, tập luyện hiệu quả TẠI ĐÂY

 

0936 237 327
.

Đang xử lý...