Phòng tránh chấn thương khi tập boxing cho trẻ em
Hiện nay, boxing là một trong những môn thể thao được nhiều phụ huynh cho con em tập luyện. Boxing không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể chất, tăng cường sức khỏe, mà còn giúp trẻ xả stress, tăng phản xạ, hay giúp trẻ tự vệ tốt hơn.
Tuy nhiên, khác với nhiều môn thể thao khác, boxing là môn thể thao đối kháng đặc thù, dễ xảy ra chấn thương – một trong những điều mà nhiều cha mẹ lo ngại khi cho trẻ tập luyện bộ môn này.
Phòng tránh các chấn thương khi tập boxing cho trẻ em là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Cha mẹ khi cho trẻ tập boxing cần lưu ý:
1. Tuân thủ hướng dẫn của giáo viên dạy
Mỗi độ tuổi hay giai đoạn đều có bài tập và chế độ tập luyện khác nhau. Người dạy boxing cho trẻ là người có kinh nghiệm, sẽ biết những bài tập nào phù hợp nhất. Vì vậy, hãy dặn trẻ tuân theo hướng dẫn tập luyện của giáo viên.
2. Cường độ tập luyện hợp lý
Với nhiều trẻ, boxing giống như là một trò chơi hơn là một môn thể thao. Vì vậy, chúng sẵn sàng đấm đá chiếc bao cát cả ngày mà không hề chán.
Tuy nhiên, khi vận động quá sức, cơ thể trẻ dễ rơi vào trạng thái quá tải, dẫn đến kiệt sức, thậm chí có thể ngất xỉu hay các chấn thương liên quan tới xương khớp.
Vì vậy, hãy cho trẻ tập luyện ở cường độ hợp lý. Một ngày nên tập 3 4 hiệp, mỗi hiệp 10 – 15 phút
3. Chế độ dinh dưỡng
Khi tập boxing, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ. Hãy bổ sung nguồn thực phẩm nhiều năng lượng cho trẻ. Cho trẻ ăn nhẹ trước 60 phút trước khi tập luyện
4. Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi tập luyện
Sử dụng các dụng cụ bảo hộ chấn thương là một trong những cách tốt nhất và trực tiếp nhất hạn chế các chấn thương cho trẻ. Trước khi tập luyện, cha mẹ hãy đảm bảo trang bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết như găng tay trẻ em, băng quấn tay,…